Phòng ngừa khi đi máy bay

phong-ngua-may-bay-1

Hàng năm tại Mỹ, ước tính khoảng 768.000 lượt hành khách sử dụng máy bay để đi du lịch nước ngoài. Bạn có thường xuyên đi du lịch hay đi công tác? Ngồi trên khoang hành khách đông người với rất nhiều vấn đề thường phát sinh khiến bạn không khỏi băn khoăn. Ngồi lâu dễ bị tê chân, mỏi chân, nặng chân, phù chân (nhất là vùng mu bàn chân và mắt cá chân)? Bạn ngồi cạnh một người bị ho? Hoặc bị ù tai?…

Huyết khối tĩnh mạch do đi máy bay là một nguy cơ tiềm ẩn khi phải ngồi liên tục trên một hành trình dài. Thường người bị huyết khối đột ngột bất tỉnh sau khi máy bay hạ cánh, hoặc khi vừa rời khỏi máy bay. Đó là do cục huyết khối từ tĩnh mạch di chuyển lên phổi gây tắc mạch phổi (thuật ngữ y học gọi là “Thuyên tắc phổi”). Chính vì mức độ nguy hiểm nhưng âm thầm đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo vào năm 2007, cảnh báo “…những người đi máy bay phải ngồi liên tục 4 giờ liền rất dễ bị huyết khối tĩnh mạch…”. 

Dưới đây là những thông tin bổ ích bạn có thể áp dụng trong lúc đi máy bay để giảm những phiền toái kể trên.

Không khí khô trên máy bay

Độ ẩm trong khoang máy bay thấp hơn bình thường sẽ làm khô màng nhầy bảo vệ bên trong đường hô hấp, là điều kiện cho virus và vi khuẩn trong không khí rất  dễ tấn công. Hơn nữa, do ở trên cao áp suất không khí loãng sẽ khiến bạn không có cảm giác khát nước nên có khuynh hướng ít uống nước, một phần cũng để tránh phiền toái khi đi nhà vệ sinh chật chội trên máy bay.

Nên làm gì?

1. Uống nhiều nước. Mỗi giờ trên máy bay nên uống 200ml nước lọc hoặc nước trái cây.

2. Hạn chế đồ uống có cồn hoặc caffein (bia, trà, cà phê), vì những loại thức uống này gây mất nước trong cơ thể.

Sưng phù mu bàn chân và hai bên mắt cá chân, cảm giác nặng chân, tê và mỏi chân do ngồi lâu. Huyến khối (DVT)

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (World Hearth Organization – WHO), ngồi lâu trên máy bay hơn 4 giờ liên tục sẽ tăng gấp đôi nguy cơ Huyết khối tĩnh mạch sâu – DVT (hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu của chân). Cục huyết khối sẽ theo tuần hoàn máu lên khổi và gây tắc động mạch phổi. Biến chức này nguy hiểm và có thể dẫn đế tử vong.

Những đối tưởng hành khách sau trong nhóm nguy cơ cao bị huyến khối tĩnh mạch sâu:

Vừa trải qua phẫu thuật từ 1 đến 2 tháng trước khi đi máy bay
– Có vấn đề về tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim mạch
– Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 2 trở đi
– Đang dùng thuốc tránh thai
– Béo phì (chỉ số BMI > 30)
– Người trên 60 tuổi
– Bệnh nhân Suy tĩnh mạch
– Bệnh nhân ung thư, hoặc đang điều trị ung thư
– Những người thường xuyên hút thuốc lá

Vì phải ngồi lâu hạn chế vận động, bạn nên chủ động giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể, đặc biệt là ở chân. Phòng ngừa các triệu chứng : Mỏi và nặng chân, sưng phù hai mắt cá và trên mu bàn chân.

Nên làm gì?

1. Đối với ghế hạng thương gia, bạn nên nằm duỗi chân, gác chân cao ngang tim

2. Co duỗi và xoay cổ chân, bàn chân thường xuyên suốt chuyến bay (Hình A, B, C)

3. Không nên ngủ liên tục suốt thời gian bay, thay vì vậy bạn có thể tập một số động tác tay (duỗi người) tại chỗ.

4. Đừng ngại làm phiền người bên cạnh khi bạn muốn di chuyển, vận động.

5. Mang với đi máy bay. Loại vớ có áp lực được tính toán vừa đủ, hỗ trợ tốt nhất cho máu lưu thông ở chân.

*Vớ đi máy bay medi travel (sản phẩm của medi, sản xuất tại Đức) hiện có bán tại các cửa hàng Dụng cụ y khoa. Bạn nên yêu cầu được đo vòng cổ chân để chọn đúng size khi mua vớ. Khi bạn đã bị suy tĩnh mạch và đang mang vớ điều trị, bạn nên mang đúng loại vớ điều trị đó mà không cần đổi sang vớ đi máy bay.

** Mang vớ y khoa khi đi máy bay không những giúp phòng ngừa huyết khối, mà còn giữ cho đôi chân bạn không bị nặng nề hay phù nề trong suốt chuyến đi, khi vừa đến sân bay cũng như cả khi bạn về tới nhà.

Vấn đề an toàn vệ sinh

75% máy bay thương mại đang được các hãng hàng không trên thế giới khai thác hiện nay có sử dụng một bộ lọc không khí để diệt vi khuẩn có hại, virus và các chất ô nhiễm khác  để làm sạch không khí trong cabin. Tuy nhiên, như vậy cũng không đủ an toàn khi gần bạn có một hành khách đang ho, hắt hơi!

Nên làm gì?

1. Rửa tay, rửa tay và rửa tay sau khi chạm vào các bề mặt có thể có vi trùng: ghế ngồi, cửa toilet, vật dụng, nút xả trong toilet, tạp chí hoặc bắt tay với người khác.
“Vi trùng đưa vào cơ thể bạn chủ yếu từ bàn tay hơn là trong không khí!” – Jolanda Janczewski, chuyên viên tư vấn sức khỏe cho hành khách đi máy bay. Hãy nhớ điều này trước khi bạn ăn và uống trên máy bay.

2. Vệ sinh bàn tay bằng cách: rửa tay bằng nước  với xà phòng, dùng dung dịch /gel rửa tay nhanh.Khi mang theo dung dịch rửa tay, bạn lưu ý quy định kiểm soát an ninh đối với chất lỏng trong hành lý xách tay. Chỉ nên dùng loại chai/tuýp nhỏ hơn 100ml để gọn trong một túi nhựa trong suốt (kích cỡ không quá 25x20cm, miệng túi có thể mở ra đóng lại được), và xuất trình khi kiểm tra an ninh.

Bị ù tai khi máy bay thay đổi độ cao
phong-ngua-u-tai-di-may-bay

Từ độ cao 35.000 feet, áp suất trong khoang máy bay sẽ thay đổi gây ra tình trạng ù tai, nhất là khi bạn cảm thấy không khỏe trong người, đang bị cảm cúm  hoặc đang bị nhức đầu.

Nên làm gì?

Lời khuyên từ Tiến sỹ Christie Reed – để cân bằng áp suất trong tai, tránh ù tai:

1. Nhai kẹo cao su.

2. Động tác nuốt giúp cân bằng áp suất, bạn hãy thử hớp một vài ngụm nước

3. Há miệng làm động tác hít vào theo kiểu ngáp nhiều lần.

4. Trẻ em có thể cho hớp nước hoặc dùng miếng nhét tai – loại chống tiếng ồn.

Không nên bịt mũi và cố thổi mạnh, động tác này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến màng nhĩ.