18 lời khuyên cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch

Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch. Khi không có điều kiện chơi thể thao, có thể tập tại chỗ một trong 4 bài tập trong mục “Vài động tác tập luyện tại chỗ”, tùy theo điều kiện làm việc của mình.

lk 1

1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón.

Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, … để tránh bị táo bón.

lk 2

2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước / ngày.

Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.

lk 3

3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót.

Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

lk 4

4. Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá).

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.

 

lk 5

5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày.

Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.

Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

 

6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi.

Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

 

lk 7

7. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên.

Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

lk 8

8. Tránh mang vác nặng.

Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.

lk 9

9. Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân

Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.

 

lk 10

10. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần.

Tập nhón gót – đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

lk 11

11. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần.

Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

12. Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu.

Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

lk 13

13. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng.

Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …

14. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân.

Ví dụ như: các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).

lk 15

15. Kê chân cao khi ngủ.

Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.

lk 16

16. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh.

Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.

Tránh tắm nước nóng.

lk 17

17. Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh.

Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.

lk 18

18. Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn.

Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

  • Nên mang vớ y khoa mỗi ngày nếu đã bị Suy tĩnh mạch.

Nên mang vớ y khoa trong lúc vận động (trừ bơi lội) để có kết quả bơm máu tốt nhất. Khi đã suy tĩnh mạch, nếu không mang vớ lúc vận động thì sẽ bị đau nhiều hơn do máu ứ đọng nhiều hơn khi vận động, khiến không thể tiếp tục tập luyện. Mang vớ y khoa sẽ giúp giải quyết tình trạng này, nhờ máu không còn ứ đọng khi vận động. Đây là lý do tại sao mang vớ khi đi bộ thì không còn thấy đau chân nữa.

 

This entry was posted in . Bookmark the permalink.