Suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch hay còn lại là suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống tĩnh mạch. Không còn hoặc giảm khả năng vận chuyển máu về tim, gây ra tình trạng ứ đọng máu ở chân làm suy giãn tĩnh mạch chân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.

Tìm hiểu về bệnh suy tĩnh mạch

Trước tiên chúng tôi muốn nói về các thuật ngữ của bệnh này. Các tên gọi khác bạn có thể gặp: Dãn (giãn) tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch mạng nhện viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, loét chân do suy tĩnh mạch, chàm hóa do suy tĩnh mạch, xơ cứng bì do suy tĩnh mạch… để mô tả mức độ nặng của bệnh hoặc biến chứng do suy tĩnh mạch gây ra.

Mỗi bước đi sẽ làm nhón gót chân (hình phải), tạo ra một nhát bóp của bơm cơ để bơm máu về tim.
Mỗi bước đi sẽ làm nhón gót chân (hình phải), tạo ra một nhát bóp của bơm cơ để bơm máu về tim.

Dấu hiệu sớm suy tĩnh mạch

Giai đoạn sớm chưa thấy tĩnh mạch nổi ở chân
Giai đoạn sớm chưa thấy tĩnh mạch nổi ở chân

Giai đoạn sớm của Suy tĩnh mạch, cho dù không thấy tĩnh mạch nổi ở chân hay các biểu hiện nặng của bệnh như viêm tĩnh mạch, loét da…, thường xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, lặp đi lặp lại mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn thân (y học gọi là “tổng trạng vẫn bình thường”, là điểm quan trọng nhất để phân biệt sưng phù do Suy tĩnh mạch với các loại phù chân khác do suy tim, suy gan, suy thận hay do dị ứng toàn thân):

–   Mỏi chân
–   Sưng phù mắt cá chân
–   Cảm giác châm chích và ngứa
–   Vọp bẻ (chuột rút)
–   Đau bắp chân (bắp chuối)
–  Chân dễ bị bầm máu

Các dạng bệnh và biến chứng của suy tĩnh mạch

Những dạng bệnh và biến chứng sau đây thường xuất hiện sau nhiều tháng, nhiều năm (có khi tới 10 năm) tính từ lúc bắt đầu có triệu chứng sớm của suy tĩnh mạch. Ở giai đoạn sớm, nếu điều trị không đúng cách hoặc không điều trị gì cả, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng tới một trong các dạng bệnh này. Do bệnh tiến triển chậm chạp và cảm giác “không nguy hiểm”, vẫn làm việc bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng trạng, nên thường nhiều người “sống chung” với nó và khả năng chịu đựng tăng dần theo thời gian, cho đến khi có những biểu hiện sau:

+ Tĩnh mạch mạng nhện (spider vein)
+ Dãn tĩnh mạch đơn thuần (varice, varicose)
+ Suy tĩnh mạch mạn tính (CVI)
+ Viêm tĩnh mạch
+ Tắc tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu)
+ Loét chân

Chức năng của tĩnh mạch

Van tĩnh mạch có vai trò quan trọng nhất, kế đến là “bơm cơ”. Nếu bơm tốt, nhưng van tĩnh mạch vẫn bị hở thì máu vẫn bị chảy ngược xuống, làm giảm hiệu quả bơm máu. Van tĩnh mạch là các van nằm chắn ngang trong lòng tĩnh mạch, có nhiều van đóng dọc theo suốt chiều dài của tĩnh mạch, giúp ngăn chặn máu chảy ngược xuống chân. Có được khả năng đó là nhờ cấu tạo “van 1 chiều” của nó, tức là chỉ mở lên và nằm ngang chứ không mở xuống (giống cánh cửa phòng ngủ, chỉ mở vô chứ ko mở ra được). Như vậy, có thể thấy bất kỳ phương pháp điều trị nào mà không làm khép van tĩnh mạch thì sẽ không hiệu quả, cho dù bạn dùng lâu dài cả năm cũng vậy.

Bơm cơ là hệ thống cơ và khớp ở chân như bàn chân, khớp cổ chân, cơ bắp chân (bắp chuối), cơ đùi đóng vài trò như các “máy bơm” tại chỗ. Khi bạn bước đi hoặc vận động, các “bơm” này hoạt động và đẩy máu lên. Lưu ý là máu tĩnh mạch được bơm ngược chiều trọng lực nên khi ngưng hoạt động thì sẽ tự động chảy ngược xuống chân. Van tĩnh mạch có tác dụng ngăn chặn sự chảy ngược này.

Suy tĩnh mạch gây ra sự ứ đọng máu tĩnh mạch ở chân, đồng nghĩa với ứ đọng chất dơ bẩn đã qua sử dụng gọi là “máu dơ”, gồm những chất chuyển hóa và dịch thải ra từ các tế bào (giống như nước tiểu, mồ hôi và phân của cơ thể) và thiếu oxygen (O2), sau khi đã sử dụng chất dinh dưỡng và oxygen do động mạch cung cấp. Nó giống như hệ thống gom rác của thành phố, nếu một ngày không có ai gom rác thì bạn sẽ thấy đường phố kinh khủng thế nào, đúng không?

Chính các chất thải này gây ra viêm nhiêm tại chỗ như đỏ da, ngứa, sạm da, dày sừng, chàm hóa, thậm chí loét da do thiếu dinh dưỡng và oxygen lâu ngày. Bạn có thể hiểu nôm na là nếu một dòng kênh bị tắc nghẽn, chảy chậm, thì sẽ trở nên đen và bốc mùi hôi, chỗ nước đọng ao tù bao giờ cũng dơ bẩn hơn nước sông lớn.

Đến đây chắc bạn đã có câu trả lời về phương pháp điều trị suy tĩnh mạch rồi: làm khép van tĩnh mạch, tăng cường bơm cơ, và bơm thường xuyên để tăng tốc độ lưu thông máu.

Van tĩnh mạch bị hở (hình trên), được đóng kín lại nhờ áp lực của vớ y khoa (hình dưới).

Tại sao tĩnh mạch bị mệt mỏi?

Tĩnh mạch bị căng phồng
Tĩnh mạch bị căng phồng

Tĩnh mạch bị “mệt mỏi” là do quá sức chịu đựng của nó. Thành mạch được cấu tạo bởi các tế bào cơ xếp nối tiếp vào nhau, và chỉ có duy nhất một lớp mỏng mà thôi. Cũng giống như các cơ bắp chân, bắp tay, khi làm việc quá sức sẽ thấy mỏi và mệt, cần phải nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe của cơ. Nhưng tĩnh mạch không được nghỉ ngơi do chúng ta không nhận biết nó bị mệt mỏi, mà chỉ biết khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sớm suy tĩnh mạch, lúc đó nó đã bị dãn rồi.

Nguyên nhân suy tĩnh mạch

Ngồi bắt tréo chân quá lâu dễ bị suy tĩnh mạch
Ngồi bắt tréo chân quá lâu dễ bị suy tĩnh mạch

Những thói quen hàng ngày được liệt kê dưới đây sẽ góp phần làm cho bệnh Suy tĩnh mạch phát triển theo thời gian, được phân làm 3 nhóm nguyên nhân sau đây:

Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng hoặc đè ép trực tiếp lên đường đi của tĩnh mạch sâu (làm cản đường máu chảy về tim)

+ Mang thai
+ Mặc quần áo bó sát (quá chật bụng hoặc bó sát chân)
+ Môn thể thao làm tăng áp lực ổ bụng và nhấc vật nặng
+ Ho mạn tính hoặc táo bón (rặn sẽ tạo áp lực mạnh lên các tĩnh mạch chân do tăng áp lực ổ bụng)
+ Ngồi lâu hoặc bắt tréo chân kéo dài
+ Béo phì

Các yếu tố làm dãn trực tiếp thành tĩnh mạch

+ Cồn (uống rượu, bia…), thoa dầu nóng
+ Nước nóng, hơi nóng (ngâm chân nước nóng, đứng lò, đi chân trần trên cát hoặc phơi chân trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời…)

Nghề nào dễ bị suy tĩnh mạch

Nghề nghiệp là nhân tố chính gây ra bệnh Suy tĩnh mạch. Những nghề phải đứng lâu, ngồi lâu suốt cả ngày, ít vận động bắp chân, hoặc vận động quá mức đều gây ra Suy tĩnh mạch.

+ Công nhân đứng ca
+ Bác sĩ phẫu thuật
+ Giáo viên
+ Nhân viên văn phòng
+ Bảo vệ
+ Tài xế
+ Vận động viên (nhất là môn cử tạ)
+ Những nghề phải phơi nắng cả ngày
+ Những nghề tiếp xúc với môi trường nóng

Trắc nghiệm nhận biết nguy cơ suy tĩnh mạch chi dưới

Click vào đây để làm bài trắc nghiệm

Điều trị suy tĩnh mạch

Điều trị cơ bản suy tĩnh mạch là phải làm sao phục hồi “bơm cơ” (muscle pump) và làm “khép van tĩnh mạch”.

4 phương pháp điều trị suy tĩnh mạch

+ Mang vớ y khoa
+ Tăng vận động bắp chân
+ Dùng thuốc suy tĩnh mạch
+ Phẫu thuật – chích xơ – RFA

Mang vớ y khoa

Vớ y khoa Đức Medi (vớ điều trị)

Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành mới các tĩnh mạch dãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Chất lượng vớ y khoa quyết định chất lượng điều trị Suy tĩnh mạch. Một vớ y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều, từ cổ chân lên đùi. Nếu không đảm bảo hai tiêu chí này, thì mang vớ sẽ làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch do làm cản trở lưu thông máu. Lực ép điều trị là lực ép đảm bảo đủ mạnh trong điều kiện đi đứng sinh hoạt bình thường, và đủ bền ít nhất 6 tháng trong điều kiện giặt giũ hàng ngày.

Tăng vận động bắp chân

18 Lời khuyên cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch

Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch.

Nên mang Vớ y khoa mỗi ngày nếu đã bị Suy tĩnh mạch
Nên mang Vớ y khoa Đức Medi mỗi ngày nếu đã bị Suy tĩnh mạch

+ Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón
+ Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước mỗi ngày
+ Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót
+ Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá)
+ Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày
+ Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi
+ Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên
+ Tránh khiêng vác nặng
+ Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân
+ Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần
+ Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu
+ Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu
+ Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng
+ Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột
+ Kê chân cao khi ngủ
+ Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh
+ Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh
+ Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn

Dùng thuốc suy tĩnh mạch

Đáng tiếc là không có một loại dược phẩm nào chữa lành bệnh dãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc uống có thể được sử dụng như một hỗ trợ cho điều trị.

Có một số chế phẩm dưỡng tĩnh mạch có tác dụng làm hoạt hóa các cơ trơn của thành tĩnh mạch, làm tăng nhanh dòng máu chảy về tim bằng cách làm tăng trương lực thành tĩnh mạch. Các thuốc chống phù làm cho thành mạch giảm tính thấm, do đó chống lại sự tăng tích tụ dịch ở mô.

Phẩu thuật – chích xơ – RFA

Điểm chung của các phương pháp xâm lấn là nhằm loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch dãn nổi dưới da (các tĩnh mạch nông), hoàn toàn không can thiệp vào hệ tĩnh mạch sâu. Mục đích là để thẩm mỹ, để điều trị hoặc phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra (như khả năng hình thành huyết khối cao đối với các tĩnh mạch ngoằn nghoèo gấp khúc quá nhiều).

+ Bắn laser qua da
+ Chích xơ
+ Phẩu thuật tước tĩnh mạch
+ Rạch tĩnh mạch lấy cục máu đông
+ Đốt nội mạch bằng Laser hoặc sóng Radio (RFA)

Phòng ngừa suy tĩnh mạch

Phòng ngừa là cách tốt nhất để không bị bệnh suy tĩnh mạch, hoặc ít nhất cũng giảm được tác động của các nhân tố gây ra bệnh suy tĩnh mạch. Các nhân tố này thường tác động dài hạn và trở thành “một phần của cuộc sống” hàng ngày nên thường chúng ta ít để ý đến nó, và thậm chí không nghĩ là nó lại gây ra bệnh suy tĩnh mạch.

+ Phòng ngừa trong thai kỳ
+ Phòng ngừa trong công việc
+ Phòng ngừa trong sinh hoạt hàng ngày
+ Phòng ngừa khi đi máy bay
+ Vận động tại chỗ làm việc
+ 18 lời khuyên dành cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch

Xem thêm phòng ngừa suy tĩnh mạch

Địa chỉ khám bệnh

Các bệnh viện có khám và điều trị chuyên khoa sâu về Suy tĩnh mạch

Hà Nội

BV Đại Học Y Hà Nội
BV Bạch Mai
BV Việt Đức
BV Lão khoa

TP. HCM

BV Đại học Y Dược (cơ sở 1, 2, 3)
BV Chợ Rẫy
BV Bình Dân
BV Nhân dân 115
BV Nhân dân Gia Định
BV FV Hospital
BV Triều An
Viện Tim
BV Tim Tâm Đức